Thứ Bảy, 8 tháng 4, 2017

4 cách siêu ... vô lý để bạn thông minh và xinh đẹp hơn

 Những cách vô lý nhưng lại rất dễ thực hiện.
Nhịn tiểu, tắm ít... là những biện pháp có vẻ kỳ cục nhưng lại giúp ích cho con người trong một số trường hợp nhất định.

Cơ thể con người vốn kỳ lạ và các chuyên gia vẫn luôn đi tìm lời giải cho bí ẩn của cơ thể người. Bên cạnh nghiên cứu khoa học, các chuyên gia cũng đưa ra “mẹo vặt” có thể giúp con người phát huy nhiều hơn tiềm năng của bản thân, hoặc góp phần bảo vệ cơ thể trong một số trường hợp nhất định.

Nhưng liệu những phương pháp đó có đúng hay không? Hãy cùng đi tìm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây theo tổng hợp từ trang Cracked.

1. Nhịn tiểu thúc đẩy tư duy

Đã bao giờ bạn đối diện với tình huống buộc phải đưa ra quyết định một cách nhanh chóng? Thực ra có một mẹo rất đơn giản, mà qua đó não bộ của bạn sẽ được kích thích một cách toàn vẹn nhất, đó là… nhịn tiểu cho đến khi không thể chịu đựng nổi. Thoạt nghe có vẻ mâu thuẫn, nhưng các nghiên cứu viên tại ĐH Twente (Hà Lan) đã đưa ra kết luận này sau khi tiến hành nghiên cứu.

Theo lý thuyết, việc có “nhu cầu cấp thiết” sẽ khiến não bộ buộc phải khẳng định quyền kiểm soát cho bàng quang, tránh “tai nạn” xảy ra. Chính điều này đã thúc đẩy tất cả chức năng của não bộ, khiến tốc độ và hiệu quả làm việc tăng đáng kể.
Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, những người với bàng quang “đầy nước” có thể tạm thời kiểm soát những suy nghĩ bốc đồng và thường đưa ra những quyết định nhanh chóng trước mỗi vấn đề.

Dù đem lại hiệu quả cho não bộ thì việc nhịn tiểu quá lâu cũng không thực sự tốt cho sức khỏe bởi đó là nguy cơ mắc các bệnh như sỏi thận, thậm chí gây nhiễm độc cơ thể. Do đó, bạn hãy luôn là người nắm rõ nhất giới hạn của bản thân khi nhịn tiểu để tránh gây hại cho bàng quang.

2. Tắm ít để bảo vệ da
Không ít nghiên cứu trước đây đã chỉ ra, việc để cho cơ thể đôi khi "bốc mùi" lại không hoàn toàn bất lợi. Lý do là bởi về mặt khoa học, lớp biểu bì ở phần ngoài cùng của da có tác dụng giúp bảo vệ các lớp dưới, giúp tạo ra một làn da khỏe mạnh.

Các tế bào ở lớp sừng được gắn kết với nhau bởi các lipid biểu bì, chúng tạo nên hàng rào bảo vệ, giúp giữ ẩm cho làn da.
Khi tiếp xúc với nước nóng, xà phòng lâu sẽ khiến các lipid bị mất đi gây tổn hại đến lớp sừng này, đặc biệt là khi bạn tắm quá nhiều. Lúc này, lớp da của bạn sẽ trở nên khô, căng và sần sùi hơn.

Do đó, các chuyên gia khoa học khuyên bạn nên tắm ít đi, với nhiệt độ nước vừa phải, không quá nóng và sử dụng khăn thật mềm lau người nhẹ nhàng chứ không chà mạnh để tránh gây hại cho da.

Sự thật là chúng ta chỉ cần tắm 3 - 4 lần/tuần. Điều này nghe có vẻ khó tin nhưng được nhiều nhà khoa học ủng hộ. Tuy nhiên, bạn vẫn nên thường xuyên rửa tay, vệ sinh cá nhân và thay quần áo mỗi ngày.

3. Thổi ngón tay cái để giảm stress
Bạn có tin, hành động nhỏ như đặt ngón tay cái vào trong miệng, ngậm miệng lại và thổi sẽ giúp bạn đánh bay mọi sự căng thẳng, lo lắng?

Kết luận này đã được chứng minh bởi tiến sĩ Arun Ghosh, công tác tại Bệnh viện Spire Liverpool sau khi ông tiến hành nghiên cứu. Ông cho biết, có một dây thần kinh nhỏ nối từ tai và cổ họng.

Việc đặt ngón tay vào miệng và thổi sẽ kích hoạt thần kinh phế vị - dây thần kinh chạy xuyên suốt từ não bộ đến bụng và có nhiều mối liên hệ đến thần kinh trung ương từ vùng đồi đến vùng hành cầu não.

Từ đây, dây thần kinh phế vị liên hệ trực tiếp đến vỏ não, chỉ đạo việc làm giảm nhịp tim, huyết áp. Qua đó giúp bạn lấy lại được sự bình tĩnh, không còn lo lắng, căng thẳng như trước.

4. Ngủ nhiều giấc nhỏ để luôn tỉnh táo
Bạn có biết, cấu trúc một giấc ngủ của chúng ta chia làm 4 giai đoạn lớn: Light Sleep (ngủ nhẹ), Deep Sleep (ngủ sâu), REM ( Rapid Eye Movement - mắt di chuyển nhanh), Wake (thức giấc).

Và tỷ lệ phần trăm ở các giai đoạn có sự chênh lệch khá lớn, Light Sleep chiếm 51% giấc ngủ, REM chiếm 41%, 7% giấc ngủ là Deep Sleep và tỷ lệ của Wake chỉ là 1%.

Các nhà khoa học nhận thấy, Light Sleep là trạng thái ngủ gần như vô nghĩa nhất nhưng lại chiếm hơn 1/2 thời gian ngủ. Deep Sleep là khoảng thời gian giúp con người ngủ sâu, không gặp ác mộng nhưng cũng chỉ chiếm con số khiêm tốn 7%.

Tuy nhiên, giai đoạn mà các chuyên gia quan tâm nhất là REM - bởi đây chính là giải đoạn giúp não chắt lọc dữ liệu, ký ức mà ta đã tiếp nhận vào ban ngày.

Việc sàng lọc này sẽ giúp não bộ loại bỏ những thông tin thừa, vô ích và sắp xếp dữ liệu quan trọng một cách hợp lý, đồng thời "lên dây cót" lại cho bộ não. Điều này sẽ giúp chúng ta tỉnh táo, sáng suốt hơn khi thức dậy.

Chính bởi nhận ra tầm quan trọng của giấc ngủ REM, nên các chuyên gia đã đưa ra phương pháp ngủ Polyphasic sleep - chia nhỏ giấc ngủ ra nhiều giấc trong ngày chứ không kéo dài 6 - 8 tiếng như bình thường. Theo đó, mỗi giấc ngủ Polyphasic Sleep sẽ kéo dài khoảng 2h/ngày với giấc ngủ ngắn kéo dài khoảng 20 phút/ 4 tiếng đồng hồ.

Những giấc ngủ này sẽ tăng % REM trong quá trình ngủ bởi nó sẽ buộc cơ thể phải thích nghi với khoảng thời gian ngắn hơn. Chu kỳ ngủ chia làm nhiều giai đoạn sẽ giúp bạn có thêm thời gian thức để làm việc khác, nhờ vậy sẽ tăng năng suất công việc cũng như cơ thể luôn trong trạng thái tâm lý tốt vì lúc nào cũng như vừa ngủ dậy.

Do đó, cơ thế sẽ tự loại bỏ khoảng thời gian thừa là Light Sleep. Phương pháp này đã được nhà khoa học Thomas Edition hay nhà thiên tài Leonardo Da Vinci từng áp dụng vào thế kỷ trước.

5 nhận xét:

  1. Thoạt nghe có vẻ mâu thuẫn, nhưng các nghiên cứu viên tại ĐH Twente (Hà Lan) đã đưa ra kết luận này sau khi tiến hành nghiên cứu. máy nghiền bột mịn

    Trả lờiXóa
  2. Thoạt nghe có vẻ mâu thuẫn, nhưng các nghiên cứu viên tại ĐH Twente (Hà Lan) đã đưa ra kết luận này sau khi tiến hành nghiên cứu. giá máy xạc cỏ

    Trả lờiXóa
  3. Do đó, bạn hãy luôn là người nắm rõ nhất giới hạn của bản thân khi nhịn tiểu để tránh gây hại cho bàng quang. may thai chuoi

    Trả lờiXóa
  4. Dù đem lại hiệu quả cho não bộ thì việc nhịn tiểu quá lâu cũng không thực sự tốt cho sức khỏe giá máy đầm thước

    Trả lờiXóa
  5. Việc sàng lọc này sẽ giúp não bộ loại bỏ những thông tin thừa Pa lăng

    Trả lờiXóa